BỆNH VIÊM XOANG VÀ SINUNORM DUO - KHANGLAM PHARMA phân phối độc quyền

08/04/2021
Viêm xoang là một trong những bệnh lý tai mũi họng phổ biến nhất ở nước ta. Bệnh có những biểu hiện khá tương đồng với viêm mũi do virus, chứng đau đầu, đau nửa đầu, u xoang… Cho nên người bệnh khó phát hiện sớm và điều trị kịp thời...

Viêm xoang là gì?

Xoang là các hốc rỗng nằm trong khối xương sọ - mặt, được lót bởi 1 lớp mô mềm gọi là niêm mạc và bình thường thì sạch và chứa đầy không khí. Tình trạng mà các hốc này bị bít tắc và chứa dịch hay mủ, lớp miêm mạc bị viêm nhiễm, gọi là viêm xoang (hay viêm mũi xoang, theo thuật ngữ y học mới).

Viêm xoang là tình trạng nhiễm trùng tại các xoang khiến chức năng dẫn lưu bị ảnh hưởng

Nguyên nhân gây viêm xoang

Khoảng 90% các trường hợp bị viêm xoang là do virus. Chỉ có 10% các trường hợp là do vi khuẩn. Đôi khi, viêm xoang có thể xuất hiện tình trạng nhiễm trùng thứ phát. Sau khi virus xâm nhập thì các vi khuẩn cư trú tại tai mũi họng mới thuận lợi phát triển. Các chủng virus, vi khuẩn gây viêm xoang thường gặp phải kể đến:

  • Virus: Rhinoviruses, adenovirus, virus parainfluenza ở người, virus hợp bào đường hô hấp, Enterovirus
  • Vi khuẩn: Haemophilus influenzae, Streptococcus pneumoniae, trực khuẩn mủ xanh (P.aeruginosa), E.coli, cầu khuẩn (tụ cầu và liên cầu), Klebsiella, Moraxella catarrhalis…

Vi khuẩn virus là nguyên nhân chính gây bệnh

Ngoài ra còn có các yếu tố thuận lợi cho virus, vi khuẩn gây bệnh phát triển như:

  • Cơ thể mắc các bệnh liên quan đến hô hấp: Một số bệnh lý về hô hấp nếu không được điều trị dứt điểm có thể tạo môi trường thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh xâm nhập, cản trở sự hoạt động của xoang.
  • Do cơ thể chưa hoàn thiện, hệ miễn dịch kém: Trẻ sơ sinh có cấu tạo cơ thể chưa hoàn thiện, hệ miễn dịch lại yếu kém trở thành môi trường lý tưởng của các loại nấm, vi khuẩn.
  • Môi trường sống: Với người bệnh thường xuyên phải làm việc, tiếp xúc với môi trường ô nhiễm như: Công nhân môi trường, may, dệt,… tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh viêm xoang cao.
  • Yếu tố thời tiết: Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, thời tiết nắng mưa thất thường,khiến cơ thể không thích ứng kịp gây dị ứng vùng mũi liên tục. Nếu không điều trị nhanh chóng sẽ dẫn đến viêm xoang.
  • Vệ sinh kém: Không vệ sinh sạch sẽ các vùng tai, họng, mũi, mặt,… để các loại vi khuẩn có cơ hội xâm nhập, lây lan.

Triệu chứng cảnh báo bệnh viêm xoang

Tình trạng nhiễm trùng khiến cho lớp niêm mạc xoang bị phù nề. Vì vậy, người bệnh thường gặp các triệu chứng điển hình như:

  • Sốt: Sốt là triệu chứng phản ánh cơ thể đang có sự xâm nhập của vi khuẩn và gây nhiễm trùng. Cơ thể tăng nhiệt độ nhằm tiêu diệt các tác nhân gây hại. Người bị viêm xoang có thể bị sốt nhẹ đến sốt cao. Nếu bị viêm xoang mãn tính thì chỉ sốt trong những đợt cấp.
  • Sưng nề và đau nhức ở vùng mặt: Các xương xoang bị chèn ép dẫn đến tình trạng đau nhức, sưng nề khắp mặt. Cảm giác đau nhức ở má thường là viêm xoang hàm, đau nhức giữa hai lông mày là viêm xoang trán, đau nhức hốc mắt là viêm xoang sàng trước, đau nhức gáy, sâu trong đầu là viêm xoang sàng sau…
  • Tắc nghẹt mũi: Niêm mạc mũi bị sưng phồng, chức năng dẫn lưu dịch của mũi bị cản trở khiến cho chất dịch nhầy không thoát ra ngoài được. Người bị viêm xoang càng nặng thì triệu chứng tắc nghẽn mũi càng kéo dài.
  • Dịch mũi đổi màu, có mủ trong hốc mũi: Khi dịch mũi đổi sang màu vàng hoặc màu xanh, chất dịch ngày càng đặc và giống như mủ thì tình trạng bệnh càng nghiêm trọng.
  • Ngửi kém hoặc mất ngửi: Người bệnh có thể ngửi kém hoặc mất ngửi tạm thời do mũi bị tắc nghẽn. Tình trạng này sẽ hết sau khi chất dịch được dẫn lưu.

Các triệu chứng dễ nhận biết bệnh viêm xoang

Ngoài ra, người bệnh có thể gặp các triệu chứng phụ khác như:

  • Đau đầu: Thường xuất hiện khi gặp lạnh hoặc ở viêm xoang trán.
  • Thở hôi: Thường gặp ở người bị viêm xoang nặng, dịch đã chuyển thành mủ đặc.
  • Đau răng: Thường gặp ở người bị viêm xoang hàm do xoang hàm và răng có mối liên hệ mật thiết với nhau.
  • Ho: Thường gặp ở người bị viêm xoang sàng do xoang sàng dẫn lưu dịch thẳng xuống họng, có thể khiến người bệnh bị viêm họng.
  • Đau nhức tai: Viêm xoang có thể gây biến chứng đến tai khi người bệnh xì mũi không đúng cách, làm chất dịch từ mũi thông sang tai.

Các triệu chứng của viêm xoang khá tương đồng với viêm mũi do virus (cảm cúm), đau nhức khớp thái dương hàm, đau đầu và nửa đầu, đau răng và đau dần thần kinh số V, u xoang. Nếu người bệnh có khoảng 2-3 triệu chứng điển hình của bệnh viêm xoang và có thêm các yếu tố sau thì cần đến bệnh viện thăm khám ngay lập tức:

  • Sau các đợt cảm cúm, cảm lạnh, nhiễm siêu vi, tình trạng ngạt mũi kéo dài trên 10 ngày. 
  • Người bệnh thường xuyên làm việc trong môi trường có nhiều khói bụi, hóa chất…
  • Người bệnh bị viêm mũi dị ứng lâu năm, các xoang bị ứ dịch và tắc nghẽn thường xuyên.
  • Người có dị tật, bất thường trong cấu trúc mũi: Polyp mũi, vẹo vách ngăn…
  • Người bệnh từng bị nhiễm trùng đường hô hấp trên: Viêm amidan, viêm họng, viêm tai giữa, viêm VA, nhiễm trùng răng.

Điều trị viêm xoang tại nhà

Rất nhiều người bệnh chia sẻ kinh nghiệm điều trị viêm xoang thành công bằng các mẹo dân gian. Trên thực tế, các loại cây được dùng trong bài thuốc dân gian chữa xoang đều là thuốc nam.

Cây thuốc nam được lựa chọn thường có đặc tính kháng khuẩn, chống sưng viêm, ngăn tiết dịch mũi khá hiệu quả. Chẳng hạn như cây giao, hoa ngũ sắc, lá trầu không, gừng, tỏi… Người bệnh có thể tham khảo các bài thuốc thực hiện đơn giản mà cho hiệu quả tốt dưới đây:

Gừng là một bài thuốc phổ biến, được sử dụng nhiều trong điều trị viêm xoang

  • Gừng và hành khô: Gừng và hành khô sơ chế sạch sẽ, cùng đem xay nhuyễn với một ít nước để chắt lấy nước cốt. Sau đó người bệnh lấy tăm bông thấm dung dịch bôi vào mũi để dịch mũi lưu thông, giảm tắc nghẽn.
  • Trầu không: Lấy một nắm lá trầu không rửa sạch, giã nát và pha cùng với ít nước để tạo thành dung dịch nhỏ mũi. Mỗi ngày nhỏ khoảng 2-3 lần để sát khuẩn và tăng cường lưu thông mũi.

Lưu ý: Khi dùng dung dịch nhỏ mũi, người bệnh có thể thấy xót mũi, nhức mũi do dây thần kinh số 5 bị kích thích. Tình trạng này sẽ giảm nhanh chóng sau vài phút. Nếu mũi bị kích ứng nghiêm trọng hơn, đau không chịu được, người bệnh cần rửa mũi ngay lập tức.

Các bài thuốc dân gian chủ yếu bào chế cây cỏ tự nhiên để làm dung dịch nhỏ mũi. Xét theo cơ chế điều trị, các bài thuốc này đều hỗ trợ diệt khuẩn ở vùng mũi, giúp giảm sưng, tiêu viêm và tăng xuất tiết để mũi được thông thoáng. Tuy nhiên, thuốc chỉ có tác dụng tại chỗ, không giải quyết được gốc bệnh nên rất dễ tái phát. Do đó, người bệnh không nên lạm dụng thuốc dân gian trong điều trị viêm xoang dài ngày.

Để điều trị tận gốc bệnh viêm xoang các bạn có thể tìm hiểu thuốc SINUNORM của KHANG LÂM chúng tôi. 

Thuốc SINUNORM có công dụng chống: Cảm lạnh, ngạt mũi, sổ mũi, tắc nghẽn đường hô hấp, giảm phù nề. Giúp tăng cường sức đề kháng, tăng cường sức khỏe đường hô hấp. Phù hợp với người bị viêm đường hô hấp trên (viêm mũi, viêm xoang, viêm họng, viêm thanh quản) và dưới (viêm khí quản, viêm phế quản, viêm phổi..)

Để mua thuốc SINUNORM, bạn có thể truy cập vào website Klapharma.com.vn hoặc liên hệ ngay tới chúng tôi được tư vấn miễn phí nhanh nhất:

HOẶC GỌI NGAY: TƯ VẤN + BÁO GIÁ MIỄN PHÍ

 

 

 



Danh mục bài viết

Bài viết gần đây

15/04/2024
BỆNH VIÊM ĐẠI TRÀNG: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ ĐIỀU TRỊ
Đại tràng là bộ phận chính trong hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, đây cũng là cơ quan dễ gặp phải những tổn thương nghiêm trọng nhất. Một trong những vấn đề đại tràng thường mắc phải đó chính là tình trạng viêm loét. Viêm loét đại tràng gây ra cho người bệnh những phiền toái trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Vậy viêm đại tràng là gì? Làm cách nào để khắc phục tình trạng viêm loét đại tràng hiệu quả? Sản phẩm nào hỗ trợ phòng ngừa viêm đại tràng?
BỆNH VIÊM ĐẠI TRÀNG: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ ĐIỀU TRỊ
12/04/2024
Chăm sóc trẻ sau khi dùng kháng sinh như thế nào cho đúng? Những lưu ý cần biết
Hiện nay, tình trạng y tế đang đối mặt với vấn đề lạm dụng kháng sinh và sự gia tăng của vi khuẩn kháng thuốc. Cha mẹ hiểu rõ cách chăm sóc trẻ sau khi dùng kháng sinh không chỉ giúp con phục hồi một cách nhanh chóng và hiệu quả, mà còn tránh những tác dụng không mong muốn do kháng sinh gây ra. Để hiểu rõ phản ứng nào có thể xảy ra khi dùng kháng sinh cho trẻ, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Chăm sóc trẻ sau khi dùng kháng sinh như thế nào cho đúng? Những lưu ý cần biết
12/04/2024
Có thể bạn chưa biết: Những công dụng tuyệt vời của cao lá thường xuân
Cây thường xuân được sử dụng như một loại thuốc chữa bệnh. Sau đây, mời bạn cùng Khang Lâm tìm hiểu về dược liệu lá thường xuân này nhé!
Có thể bạn chưa biết: Những công dụng tuyệt vời của cao lá thường xuân
22/01/2024
RSV gia tăng trở lại - Những điều cần biết về RSV ở người lớn
RSV thường gặp ở trẻ nhỏ nhưng người lớn cũng có thể mắc bệnh này. Ở người lớn tuổi và người lớn có hệ miễn dịch yếu, nhiễm RSV có thể nghiêm trọng và đôi khi gây tử vong.
RSV gia tăng trở lại - Những điều cần biết về RSV ở người lớn
Đăng ký
Nhận thông tin mới nhất
0394248989