Các rối loạn tiêu hóa ở người bệnh ung thư và cách khắc phục

09/01/2021
Người bệnh ung thư phải trải qua hàng loạt các rối loạn tiêu hoá do bản thân khối u hoặc tác dụng phụ của trị liệu. Nếu không có can thiệp sớm người bệnh có nguy cơ suy kiệt, suy giảm miễn dịch ảnh hưởng đáp ứng điều trị, từ đó giảm thời gian cũng như khả năng sống còn...

1. Các rối loạn tiêu hóa thường gặp

Do bản thân khối u:

  • Tắc nghẽn/ thủng đường tiêu hóa
  • Bất thường bài tiết đường ruột
  • Kém hấp thu
  • Rối loạn nhu động ruột
  • Rối loạn điện giải

Do hoá trị

  • Viêm loét miệng, thực quản
  • Nôn ói
  • Ức chế tủy, giảm bạch cầu, nhiễm trùng
  • Tiêu chảy

Do xạ trị

  • Xạ trị vùng hầu họng: biếng ăn, biến đổi vị giác, khứu giác, khô miệng, viêm niêm mạc, nuốt đau, khó nuốt, mệt mỏi, cứng hàm,...
  • Xạ trị cổ thấp và trung thất: viêm thực quản, khó nuốt, nuốt đau, trào ngược thực quản, buồn nôn, hoặc nôn mửa
  • Xạ trị vùng bụng hoặc khung xương chậu: tổn thương ruột (cấp tính hoặc mãn tính) kèm theo tiêu chảy, kém tiêu hóa - hấp thu, đau bụng, đầy hơi, tắc nghẽn, viêm đại tràng, hẹp, loét,...
  • Tác dụng phụ khác bao gồm buồn nôn, nôn, bất dung nạp lactose, tiểu máu, viêm bàng quang, và mệt mỏi

Xạ trị là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa ở người bệnh

Do phẫu thuật

  • Bệnh nhân ung thư đầu, cổ, dạ dày, và ruột: suy dinh dưỡng, vì vậy cần có can thiệp dinh dưỡng sớm trước khi phẫu thuật
  • PT vùng hầu họng: khó nhai, khó nuốt
  • PT thực quản có thể gây chậm tiêu, giảm tiết dịch vị, phân mỡ, tiêu chảy thứ phát, đầy bụng và trào ngược
  • PT cắt dạ dày: đầy bụng, kém hấp thu, thiếu vitamin D và B12hạ đường huyếthội chứng dumping
  • PT cắt ruột non có thể dẫn đến kém tiêu hóa hấp thu

2. Biện pháp khắc phục

Táo bón

  • Phòng tránh trước khi xảy ra
  • Chế độ ăn nhiều chất xơ (25-30g/ngày): ăn khoảng 500gr rau củ quả mỗi ngày
  • Uống nhiều nước, dịch: từ 2 lít dịch (8-10 ly) mỗi ngày có thể từ nước, nước ép trái cây, sữa, nước canh,...
  • Thói quen ăn uống điều độ, thức ăn ấm
  • Đi bộ và vận động thường xuyên,...

Tiêu chảy

  • Khích lệ uống lượng nhỏ nước rải đều suốt ngày, tăng tổng lượng nước vào cơ thể
  • Tránh các nước giải khát ngọt có thể gây tiêu chảy thẩm thấu
  • Tăng thức ăn giàu xơ hòa tan, giảm/hạn chế xơ không hòa tan
  • Trường hợp tiêu chảy nặng, cần bù điện giải

Nôn ói

  • Cần xác định nguyên nhân để can thiệp
  • Ăn trước khi đói vì cơn đói làm tăng cảm giác buồn nôn
  • Uống nhiều nước, uống chậm, nhiều hợp trong ngày tránh uống nhiều khi ăn
  • Tránh các thực phẩm có mùi cay nồng, nhiều béo, nặng mùi,...
  • Ăn thành nhiều bữa nhỏ và ăn những thực phẩm khô như bánh quy giòn, bánh mì nướng
  • Nên ngồi hay nửa nằm nửa ngồi sau ăn khoảng một tiếng
  • Mặc quần áo thoải mái, rộng rãi
  • Nơi ở thoáng mát, không khí trong lành

Giảm khẩu vị

  • Hạn chế thức ăn sống
  • Ăn nhiều bữa nhỏ
  • Tránh thực phẩm có mùi nồng
  • Uống nước giữa các bữa ăn
  • Tăng cường ăn những thức ăn yêu thích, hợp khẩu vị

Đau miệng

  • Ăn thức ăn mềm, cắt nhỏ, dễ nhai nuốt (chuối/ bơ/ khoai nghiền/ mì/ bún/phở/ ..., hoặc có thể ăn thức ăn lỏng (bột ngũ cốc/ sữa,..) 8-12 tách/ ngày
  • Ăn thực phẩm lạnh hay để nguội ở nhiệt độ phòng
  • Tránh ăn cay, mặn, chua
  • Cố gắng ăn ở những thời điểm cơn đau dịu lại

Khô miệng

  • Vệ sinh răng miệng và súc miệng tối thiểu 4 lần 1 ngày
  • Dùng nước bọt nhân tạo hoặc các chất làm ẩm miệng, uống nhiều nước và uống từng ngụm mỗi vài phút...
  • Nhai kẹo cao su để gia tăng tiết nước bọt
  • Ăn thêm trái cây chua nhằm kích thích tiết nước bọt (trừ trường hợp đang bị tổn thương viêm, loét, đau ở miệng, hầu họng)
  • Tránh ăn nhiều đường
  • Sử dụng đồ tráng miệng ướp lạnh

Rối loạn vị giác (mất vị giác/ vị kim loại/ tăng cảm nhận đối với vị ngọt...)

  • Súc miệng trước khi ăn
  • Tăng cường ăn những thức ăn yêu thích, hợp khẩu vị
  • Ăn những loại trái cây có vị chua như cam, quýt, chanh, bưởi... (trừ trường hợp đang bị tổn thương đau ở miệng, hầu họng)
  • Sử dụng các loại gia vị và nước sốt để gia tăng hương vị, và thành phần bổ sung không ngọt
  • Kết hợp các loại thực phẩm hàm lượng protein cao khác ngoài thịt, hạn chế thịt đỏ và các thức ăn sống.
  • Không sử dụng dụng cụ ăn bằng kim loại

 



Danh mục bài viết

Bài viết gần đây

25/10/2024
Phòng và trị cảm cúm ngay lúc chớm bệnh sao cho hiệu quả?
Nếu cơ thể bạn biểu hiện một trong các triệu chứng trên trong vòng vài ngày thì có khả năng cao bạn đã mắc cảm cúm. Đừng vội lo lắng nhé, đây chính là lúc bạn cần trang bị cho mình những biện pháp trị bệnh đúng cách.
Phòng và trị cảm cúm ngay lúc chớm bệnh sao cho hiệu quả?
09/10/2024
Phân biệt Đẳng trương và Ưu trương trong các sản phẩm của Tonimer lab
Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa dung dịch đẳng trương và ưu trương trong các sản phẩm của Tonimer Lab, từ đó lựa chọn được sản phẩm phù hợp nhất cho nhu cầu của mình và gia đình.
Phân biệt Đẳng trương và Ưu trương trong các sản phẩm của Tonimer lab
04/10/2024
4 CÁCH GIÚP HỆ MIỄN DỊCH KHỎE MẠNH KHI GIAO MÙA
Thời tiết chuyển mùa khiến nhiều người mắc các bệnh hô hấp như ho, cúm, viêm họng, cảm lạnh và bệnh mạn tính tái phát. Vì vậy, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể mỗi ngày là cách hiệu quả để ngăn ngừa các căn bệnh này.
4 CÁCH GIÚP HỆ MIỄN DỊCH KHỎE MẠNH KHI GIAO MÙA
23/09/2024
Khác nhau giữa Tonimer Lab Monodose 30 và Tonimer Lab Hypertonic 18 (dạng tép nhỏ)
Trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe đường hô hấp, Tonimer Lab cung cấp hai sản phẩm nổi bật: Monodose (hộp 30 tép) và Hypertonic (hộp 18 tép). Mỗi sản phẩm đều có những đặc điểm và công dụng riêng, phù hợp với nhu cầu chăm sóc sức khỏe của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Dưới đây, chúng tôi sẽ phân tích chi tiết về hai sản phẩm này.
Khác nhau giữa Tonimer Lab Monodose 30 và Tonimer Lab Hypertonic 18 (dạng tép nhỏ)
Đăng ký
Nhận thông tin mới nhất
0394248989