Giải pháp cải thiện hiệu quả bệnh suy giảm trí nhớ.

09/04/2021
Chứng mất trí có thể tàn phá bạn và gia đình khi bạn mất chức năng nhận thức và trí nhớ. Suy giảm trí nhớ là một tình trạng tiến triển tương đối nhanh, vì vậy việc đẩy lùi hay ngăn ngừa bệnh là rất quan trọng và cần thực hiện sớm.

Vai trò của trí nhớ

Trí nhớ có vai trò cực kỳ quan trọng trong đời sống của con người. Nhờ có trí nhớ mà tất cả những sự vật hiện tượng mà ta đã phải tri giác được, những ý nghĩ và tính cảm ta đã có không bị mất đi mà vẫn còn được giữ lại trong trí óc và trở thành khả năng thực tiễn, sự hiểu biết, kinh nghiệm của chúng ta.

Nếu không có trí nhớ thì mọi sự vật hiện tượng mà ta đã nhận biết nhiều lần đến khi gặp lại sẽ thấy như hoàn toàn mới và con người sẽ mất đi khả năng suy nghĩ sáng tạo và đặt kế hoạch cho hoạt động tương lai dựa trên những hiểu biết và khả năng sẵn có.

Nếu không có trí nhớ thì ngay cả những tình cảm thiêng liêng nhất cũng bị xóa bỏ, mọi sự vật con người gắn bó với hàng ngày như cha mẹ, con cái bạn bè đều trở nên xa lạ.

Trí nhớ không chỉ giới hạn trong hoạt động nhận thức mà còn là một thành phần tạo nên nhân cách của con người, vì đặc trưng tâm lý nhân cách mỗi người được hình thành trên cơ sở vốn kinh nghiệm về mọi mặt của họ, mà kinh nghiệm do trí nhớ đem lại.

Trí nhớ có được nhờ vào khả năng ghi nhớ của não bộ hay còn gọi là bộ nhớ. Bộ nhớ là khả năng mã hóa, lưu trữ và sau đó nhớ lại thông tin và kinh nghiệm trong quá khứ của não.

Bộ nhớ tổng hợp lại những gì ta đã học hỏi, trải nghiệm để trở thành những kinh nghiệm trong quá khứ, hình thành nên các kỹ năng, thói quen. Những kinh nghiệm, kỹ năng này tạo thành sự hiểu biết, cơ sở để cho ta có những phân tích, phán đoán trong tương lai.

Về mặt thần kinh học, bộ nhớ đơn giản nhất là một tập hợp các kết nối thần kinh được mã hóa trong não. Đó là sự tái tạo hoặc tái tạo lại những trải nghiệm trong quá khứ bằng cách bắn ra các nơ ron đồng bộ có liên quan đến trải nghiệm ban đầu.

Mã hóa: là bước đầu tiên quan trọng để tạo ra một bộ nhớ mới. Nó cho phép chuyển đổi thông tin thành một cấu trúc có thể được lưu trữ trong não và sau đó được gọi lại từ bộ nhớ ngắn hạn hoặc dài hạn

Mã hóa là một sự kiện sinh học bắt đầu bằng nhận thức thông qua các giác quan. Quá trình đặt ký ức bắt đầu bằng sự chú ý (được điều chỉnh bởi đồi thị và thùy trán), trong đó một sự kiện đáng nhớ khiến tế bào thần kinh bắn ra thường xuyên hơn, khiến trải nghiệm trở nên mãnh liệt hơn và tăng khả năng sự kiện được mã hóa thành ký ức.

Mã hóa tốt tạo nên sự ghi nhớ tốt, quá trình này phụ thuộc vào sự chú ý khi mã hóa, phương thức mã hóa (âm thanh, hình ảnh, xúc giác, ngữ cảnh…) và khả năng truyền dẫn thần kinh của não bộ.

Lưu trữ: Là quá trình duy trì thông tin được mã hóa trong bộ nhớ.

Truy xuất: Thông tin truy cập lại từ quá khứ đã được mã hóa và lưu trữ.

Các nhà khoa học thần kinh đã chứng minh được rằng mạng lưới các tế bào thần kinh, các khớp thần kinh nối giữa các tế bào và chất dẫn truyền thần kinh trong não là những yếu tố chủ đạo để tạo nên một bộ nhớ tốt.

Nguyên nhân của suy giảm trí nhớ

Các nghiên cứu y khoa cho thấy, suy giảm trí nhớ là hậu quả của sự thoái hóa tế bào thần kinh (tế bào não) hoặc rối loạn trong cách thức hoạt động của các tế bào thần kinh, chất dẫn truyền thần kinh acetylcholine…. bởi các nguyên nhân như:

- Sự thiếu hụt chất dinh dưỡng cần thiết cho não bộ, sự suy giảm khả năng sản sinh chất dẫn truyền thần kinh acetylcholine trong não bộ

- Do tuổi tác gây lão hóa não bộ, mạng lưới tế bào thần kinh

- Do sử dụng các chất kích thích, gây nghiện như rượu, thuốc lá, cocain…

- Do mắc các bệnh liên quan đến não bộ như Alzheimer, sa sút trí tuệ, Parkinson, tự kỷ, tâm thần phân liệt, mất ngủ, thoái hóa não, chấn thương não bộ, tai biến mạch máu não...

- Do ảnh hưởng của stress, trầm cảm, căng thẳng và chịu áp lực lâu ngày...

- Do ảnh hưởng của quá trình sử dụng một số thuốc gây giảm trí nhớ như: thuốc chống lo âu; thuốc giảm cholesterol; thuốc chống trầm cảm; thuốc chống động kinh và chống co giật; thuốc giảm đau, gây nghiện và opioids (ví dụ: Hỗn hợp thần kinh D3…); thuốc chữa bệnh Parkinson; thuốc tăng huyết áp (ví dụ thuốc chẹn bêta); thuốc ngủ (ví dụ thuốc an thần không chứa benzodiapezine); thuốc không tự chủ (ví dụ thuốc chống cholinergics)....

Những triệu chứng của bệnh suy giảm trí nhớ:

- Mức độ nhẹ: Hay quên, đãng trí; khó tập trung; thay đổi tính cách (dễ tức giận, trầm cảm); gặp khó khắn trong việc giải quyết vấn đề, các nhiệm vụ phức tạp.

- Mức độ vừa phải: Quên nhiều sự kiện trong quá khứ; tăng sự nhầm lẫn, cảm giác thất vọng; khó tập trung; thay đổi tính cách (dễ tức giận, trầm cảm); hay phán xét, cần người hỗ trợ trong các hoạt động cá nhân….

- Mức độ nặng: Quên các sự kiện trong quá khứ; không có khả năng duy trì các chức năng cơ thể, bao gồm đi bộ và cuối cùng nuốt và kiểm soát bàng quang; không có khả năng giao tiếp; cần phải có sự hỗ trợ hoàn toàn trong các hoạt động cá nhân.

Chứng mất trí có thể tàn phá bạn và gia đình khi bạn mất chức năng nhận thức và trí nhớ. Suy giảm trí nhớ là một tình trạng tiến triển tương đối nhanh, vì vậy ciệc đẩy lùi hay ngăn ngừa bệnh là rất quan trọng và cần thực hiện sớm. Điều này có thể giúp hạn chế các biến chứng bạn gặp phải hoặc làm cho các triệu chứng của bạn bớt nghiêm trọng hơn.

Giải pháp cải thiện bệnh suy giảm trí nhớ và tăng cường trí nhớ

Kết quả nghiên cứu khoa học cho chúng ta biết rằng có một trí nhớ tốt hay xấu không phải là do bẩm sinh, mà do tế bào thần kinh và sự truyền thông tin giữa chúng. Bạn có thể rèn luyện trí trí giống như bạn có thể rèn luyện cơ bắp, và một trí nhớ tốt chỉ là một kỹ năng mà bạn có thể trau dồi thông qua chế độ luyện tập được thiết kế phù hợp và chế độ bổ sung dưỡng chất cho não bộ.

Theo lời khuyên của các bác sĩ thần kinh, tâm lý học, để phòng ngừa suy giảm trí nhớ và tăng cường trí nhớ chúng ta cần thực hiện các biện pháp sau:

- Chăm sóc sức khỏe não bộ bằng việc có chế độ ăn uống đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho não bộ luôn khỏe mạnh và thực hiện biện pháp thể dục trí não đầy đủ. Trong đó, để tăng cường trí nhớ nhanh trong ngắn hạn có thể sử dụng sản phẩm WISGOLD có tác dụng hỗ trợ cải thiện các triệu chứng tuần hoàn não: Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, suy giảm trí nhớ, tê bì tay chân, đau mỏi vai gáy

- Xây dựng chế độ sống lành mạnh: Vui chơi, học tập, làm việc hài hòa, ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya, hạn sử dụng các chất gây kích thích thần kinh như café, không hút thuốc, uống rượu bia nhiều.

- Xây dựng phương pháp làm việc khoa học để giảm áp lực công việc gây căng thẳng đầu óc.

- Kiểm tra sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện các bệnh gây nên suy giảm trí nhớ và có biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

- Nên thận trọng và hạn chế sử dụng các thuốc có tác dụng phụ gây suy giảm trí nhớ như hỗn hợp thần kinh D3 …

Nguồn: Suckhoedoisong.vn



Danh mục bài viết

Bài viết gần đây

15/04/2024
BỆNH VIÊM ĐẠI TRÀNG: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ ĐIỀU TRỊ
Đại tràng là bộ phận chính trong hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, đây cũng là cơ quan dễ gặp phải những tổn thương nghiêm trọng nhất. Một trong những vấn đề đại tràng thường mắc phải đó chính là tình trạng viêm loét. Viêm loét đại tràng gây ra cho người bệnh những phiền toái trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Vậy viêm đại tràng là gì? Làm cách nào để khắc phục tình trạng viêm loét đại tràng hiệu quả? Sản phẩm nào hỗ trợ phòng ngừa viêm đại tràng?
BỆNH VIÊM ĐẠI TRÀNG: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ ĐIỀU TRỊ
12/04/2024
Chăm sóc trẻ sau khi dùng kháng sinh như thế nào cho đúng? Những lưu ý cần biết
Hiện nay, tình trạng y tế đang đối mặt với vấn đề lạm dụng kháng sinh và sự gia tăng của vi khuẩn kháng thuốc. Cha mẹ hiểu rõ cách chăm sóc trẻ sau khi dùng kháng sinh không chỉ giúp con phục hồi một cách nhanh chóng và hiệu quả, mà còn tránh những tác dụng không mong muốn do kháng sinh gây ra. Để hiểu rõ phản ứng nào có thể xảy ra khi dùng kháng sinh cho trẻ, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Chăm sóc trẻ sau khi dùng kháng sinh như thế nào cho đúng? Những lưu ý cần biết
12/04/2024
Có thể bạn chưa biết: Những công dụng tuyệt vời của cao lá thường xuân
Cây thường xuân được sử dụng như một loại thuốc chữa bệnh. Sau đây, mời bạn cùng Khang Lâm tìm hiểu về dược liệu lá thường xuân này nhé!
Có thể bạn chưa biết: Những công dụng tuyệt vời của cao lá thường xuân
22/01/2024
RSV gia tăng trở lại - Những điều cần biết về RSV ở người lớn
RSV thường gặp ở trẻ nhỏ nhưng người lớn cũng có thể mắc bệnh này. Ở người lớn tuổi và người lớn có hệ miễn dịch yếu, nhiễm RSV có thể nghiêm trọng và đôi khi gây tử vong.
RSV gia tăng trở lại - Những điều cần biết về RSV ở người lớn
Đăng ký
Nhận thông tin mới nhất
0394248989