GIẢM TIỂU CẦU CÓ THỰC SỰ NGUY HIỂM?

22/06/2021
Giảm tiểu cầu là một bệnh lý có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm tới thần kinh, gây suy thận hoặc các biến chứng nặng liên quan tới đông máu,...

 

Tiểu cầu là gì?

Tiểu cầu là tế bào nhỏ nhất trong tất cả các tế bào máu, là một tế bào không có nhân, thực chất chúng là một mảnh tế bào của mẫu tiểu cầu (megakaryocyte), một loại tế bào bạch cầu sinh ra ở tủy xương.

Tiểu cầu di chuyển trong các mạch máu và được kích hoạt khi có xuất huyết hoặc tổn thương trên cơ thể. Các chất hóa học phóng thích từ mạch máu hoặc tổ chức bị tổn thương phát tín hiệu khiến tiểu cầu bị kích hoạt, phối hợp với những thành phần khác dẫn đến cầm máu. Khi đã được kích hoạt, tiểu cầu trở nên dính, sau đó chúng kết dính với nhau tại vị trí thành mạch máu bị tổn thương, tạo nút chặn tại chỗ, dẫn đến cầm máu.

Tiểu cầu thường chỉ sống được khoảng 7 - 10 ngày, sau đó sẽ bị loại bỏ. Số lượng tiểu cầu trung bình trong máu ở khoảng 150.000 - 450.000/micro lít máu.

Giảm tiểu cầu là gì?

Giảm tiểu cầu xảy ra khi lượng tiểu cầu thấp hơn mức bình thường trong máu, lượng tiểu cầu trong máu ngoại biên thấp hơn 150.000.

Tiểu cầu giảm nhưng chức năng của chúng thường vẫn được duy trì nguyên vẹn. Một số bệnh lý có thể khiến chức năng của tiểu cầu bị rối loạn mặc dù số lượng vẫn bình thường.  Ở các trường hợp giảm tiểu cầu nặng có thể xảy ra chảy máu tự phát hoặc chậm trễ trong quá trình đông máu. Đối với những trường hợp giảm tiểu cầu nhẹ, chức năng đông máu, cầm máu có thể vẫn bình thường.

Nguyên nhân giảm tiểu cầu

- Nguyên nhân giảm tiểu cầu chia làm 3 nhóm

  • Giảm sản xuất tiểu cầu,
  • Tăng tiêu hao và phá hủy tiểu cầu
  • Tăng bắt giữ tiểu cầu tại lách.

Sau đây là một số nguyên nhân quan trọng thường gây giảm tiểu cầu.

1. Giảm sản xuất tiểu cầu

- Giảm sản xuất tiểu cầu thường liên quan đến những vấn đề ở tủy xương. Trong hầu hết các trường hợp này, giảm hồng cầu và bạch cầu cũng thường xảy ra.

  • Nhiễm parvovirus; RubellaQuai bịSốt DengueThủy đậuViêm gan B, CNhiễm virus Epstein-BarrNhiễm HIV
  • Thiếu máu bất sản tủy: tủy xương không thể tạo được bất kỳ loại tế bào máu nào (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu). Tình trạng này có thể do nhiễm virus (parvovirus hoặc HIV), do thuốc men (vàng, chloramphenicol, Dilantin, valproate), do chất phóng xạ, hoặc bẩm sinh (thiếu máu Fanconi).
  • Các thuốc hóa trị ung thư thường gây ức chế tủy xương dẫn đến giảm tiểu cầu.
  • Các lợi tiểu thiazide.
  • Các ung thư tủy xương và ung thư máu (bệnh bạch cầu), ung thư hạch bạch huyết (lymphoma) có thể gây giảm tiểu cầu ở nhiều mức độ.
  • Các ung thư ở nơi khác có thể thâm nhập vào tủy xương và ảnh hưởng đến sự sản xuất tiểu cầu.
  • Uống rượu kéo dài gây độc trực tiếp lên tủy xương.
  • Thiếu vitamin B12 và folic acid có thể dẫn đến giảm sản xuất tiểu cầu ở tủy xương.

2. Tăng tiêu hao và phá hủy tiểu cầu

- Một số bệnh lý có thể gây tăng tiêu hao và phá hủy tiểu cầu. Có thể chia thành 2 nhóm, có và không liên quan đến tình trạng miễn dịch.

- Đa số thuốc có thể gây ra giảm tiểu cầu bằng cách tạo các phản ứng miễn dịch chống lại tiểu cầu (giảm tiểu cầu do thuốc). Ví dụ: Các sulfonamide, Heparin, và các thuốc kháng đông tương tự...

  • Ban xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát là tình trạng chính hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công tiểu cầu. 
  • Một số bệnh lý về khớp, như lupus ban đỏ hệ thống (SLE) hoặc các bệnh tự miễn khác (bệnh của mô liên kết), có thể gây phá hủy tiểu cầu.
  • Truyền máu và ghép tạng đôi khi gây ra các rối loạn miễn dịch dẫn đến giảm tiểu cầu.
  • Ban xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối và hội chứng tăng ure máu tán huyết là những tình trạng tương tự có thể gây ra giảm tiểu cầu tiêu hao không liên quan đến miễn dịch, là hậu quả của việc nhiễm một số siêu vi, có thai, do một số ung thư di căn, hoặc hóa trị liệu.
  • Hội chứng HELLP (tán huyết, rối loạn chức năng gan, giảm tiểu cầu) là tình trạng giảm tiểu cầu không do miễn dịch khác, có thể xảy ra trong thai kỳ và đi kèm với tăng men gan, thiếu máu (thiếu máu tán huyết do vỡ hồng cầu).
  • Đông máu nội mạch lan tỏa là tình trạng hiếm gặp nhưng rất nặng. Có thể là biến chứng của nhiễm trùng nặng, chấn thương, phỏng hoặc thai nghén.
  • Tổn thương hoặc viêm mạch máu và các van tim nhân tạo có thể gây tăng phá hủy tiểu cầu khi chúng trôi ngang qua.
  • Nhiễm trùng nặng (nhiễm trùng huyết) hoặc chấn thương đôi khi có thể gây ra giảm tiểu cầu do tăng tiêu hao.

3. Tăng bắt giữ tiểu cầu ở lách:

  • Thu gom bắt giữ ở lách cũng dẫn đến giảm tiểu cầu, hậu quả của phì đại lách do nhiều lý do khác nhau. Khi lách lớn, nó sẽ bắt giữ lại một lượng tiểu cầu nhiều hơn bình thường. Các nguyên nhân gây giảm tiểu cầu do phì đại lách bao gồm bệnh gan tiến triển (xơ gan, viêm gan B hoặc C mạn) và ung thư máu (bệnh bạch cầu hoặc lymphoma).
  • Giảm tiểu cầu do pha loãng xảy ra sau khi mất nhiều máu và được truyền máu cấp cứu ồ ạt trong thời gian ngắn.
  • Giảm tiểu cầu giả tạo là một tình trạng thường gặp khi số lượng tiểu cầu trên phân tích công thức máu toàn phần có thể thấp giả tạo do tiểu cầu co cụm với nhau.
  • Giảm tiểu cầu sẵn có sau khi sinh, còn gọi là giảm tiểu cầu sơ sinh. Đa số những trường hợp này có thể do các nguyên nhân đã nêu ở phần trên, mặc dù đôi khi chúng có thể liên quan đến những tình trạng di truyền hiếm gặp.

Triệu chứng của giảm tiểu cầu

  • Giảm tiểu cầu nhẹ thường không có triệu chứng, chỉ tình cờ phát hiện khi xét nghiệm huyết đồ
  • Giảm tiểu cầu nặng, ví dụ < 20.000/ microlít, có thể biểu hiện bởi chảy máu kéo dài khi bị đứt tay, hoặc ra huyết nhiều lúc hành kinh.
  • Chảy máu tự phát có thể xảy ra khi giảm tiểu cầu nặng (< 10.000 đến 20.000 tiểu cầu/microlít). Thường gặp xuất huyết dưới da hoặc ở niêm mạc miệng, niêm mạc ống tiêu hóa, niêm mạc mũi, hầu, họng.
  • Có thể gặp những nốt xuất huyết giảm tiểu cầu (petechiae); đó là các vết xuất huyết nhỏ bằng đầu kim, màu đỏ, phẳng, quan sát thấy dưới da ở những vùng thấp của cơ thể (như ở hai cẳng chân) do tăng áp suất vì trọng lực. Đây chính là hậu quả xuất huyết ở các mao mạch dưới da hoặc niêm mạc.
  • Ban xuất huyết giảm tiểu cầu (purpura) là những nốt xuất huyết dưới da có đường kính >3 mm, có thể do sự hội tụ của các nốt xuất huyết.

Tổng hợp.

Khang Lâm Pharma – thương hiệu phân phối dược phẩm sở hữu hệ thống dịch vụ tư vấn chu đáo cùng chuỗi sản phẩm nhập khẩu độc quyền duy nhất tại Việt Nam – phát triển với sứ mệnh: "Đưa chất lượng Châu Âu đến với sức khỏe Việt”

Address: No 11, Nha Tho Str., Hang Trong, Hoan Kiem, Ha Noi, Viet Nam
Office: No 1, Lot A1, Dai Kim Urban Area, Hoang Mai, Ha Noi, Viet Nam
Gmail: chamsockhachhang.klm@gmail.com 
Phone: 0394248989
Facebook: https://www.facebook.com/DuocphamKhangLam/



Danh mục bài viết

Bài viết gần đây

15/04/2024
BỆNH VIÊM ĐẠI TRÀNG: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ ĐIỀU TRỊ
Đại tràng là bộ phận chính trong hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, đây cũng là cơ quan dễ gặp phải những tổn thương nghiêm trọng nhất. Một trong những vấn đề đại tràng thường mắc phải đó chính là tình trạng viêm loét. Viêm loét đại tràng gây ra cho người bệnh những phiền toái trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Vậy viêm đại tràng là gì? Làm cách nào để khắc phục tình trạng viêm loét đại tràng hiệu quả? Sản phẩm nào hỗ trợ phòng ngừa viêm đại tràng?
BỆNH VIÊM ĐẠI TRÀNG: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ ĐIỀU TRỊ
12/04/2024
Chăm sóc trẻ sau khi dùng kháng sinh như thế nào cho đúng? Những lưu ý cần biết
Hiện nay, tình trạng y tế đang đối mặt với vấn đề lạm dụng kháng sinh và sự gia tăng của vi khuẩn kháng thuốc. Cha mẹ hiểu rõ cách chăm sóc trẻ sau khi dùng kháng sinh không chỉ giúp con phục hồi một cách nhanh chóng và hiệu quả, mà còn tránh những tác dụng không mong muốn do kháng sinh gây ra. Để hiểu rõ phản ứng nào có thể xảy ra khi dùng kháng sinh cho trẻ, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Chăm sóc trẻ sau khi dùng kháng sinh như thế nào cho đúng? Những lưu ý cần biết
12/04/2024
Có thể bạn chưa biết: Những công dụng tuyệt vời của cao lá thường xuân
Cây thường xuân được sử dụng như một loại thuốc chữa bệnh. Sau đây, mời bạn cùng Khang Lâm tìm hiểu về dược liệu lá thường xuân này nhé!
Có thể bạn chưa biết: Những công dụng tuyệt vời của cao lá thường xuân
22/01/2024
RSV gia tăng trở lại - Những điều cần biết về RSV ở người lớn
RSV thường gặp ở trẻ nhỏ nhưng người lớn cũng có thể mắc bệnh này. Ở người lớn tuổi và người lớn có hệ miễn dịch yếu, nhiễm RSV có thể nghiêm trọng và đôi khi gây tử vong.
RSV gia tăng trở lại - Những điều cần biết về RSV ở người lớn
Đăng ký
Nhận thông tin mới nhất
0394248989