Giới thiệu phương pháp Bệnh Nhân Tự Kiểm Soát Đau (PCA)

20/12/2023
PCA là một phương pháp giảm đau, cho phép bệnh nhân tự kiểm soát cơn đau của mình. Bệnh nhân không phải chờ điều dưỡng chuẩn bị thuốc tiêm.

Nỗi lo lắng về các cơn đau có thể phải trải qua sau khi tiến hành phẫu thuật là một trong số những lý do tạo nên tâm lý hoang mang và không muốn đến bệnh viện thăm khám, điều trị của nhiều người. Tuy nhiên, với sự phát triển của nền y học hiện đại cho phép bệnh nhân tự kiểm soát cơn đau với phương pháp PCA.

1. Cơ chế hoạt động của máy PCA

Bệnh nhân được kết nối với một máy bơm tiêm có chứa thuốc giảm đau, bơm tiêm đó được nối bởi dây dẫn đến tĩnh mạch ở cánh tay bệnh nhân. Máy giảm đau PCA có một nút cầm tay để khi bệnh nhân nhấn vào nút đó máy bơm sẽ tiêm một lượng thuốc giảm đau nhất định vào cơ thể. Như vậy, chỉ những đối tượng bệnh nhân có khả năng bấm nút cầm tay được nối với máy giảm đau PCA mới có thể được áp dụng sử dụng phương pháp này. Bác sĩ hoặc điều dưỡng sẽ giúp bệnh nhân quyết định xem PCA có phù hợp với bệnh nhân hay không

Do bệnh nhân là người cảm thấy rõ nhất về những cơn đau của mình hơn ai hết nên chỉ có bệnh nhân mới là người được bấm nút trên máy giảm đau PCA. Căn cứ vào bệnh sử và trọng lượng của từng người mà các chuyên gia y tế sẽ lập trình sẵn lượng thuốc giảm đau vào những thời điểm nhất định.

Đồng thời trong quá trình, các nhân viên y tế cũng sẽ quan sát mức độ giảm đau và số lần bệnh nhân bấm nút. Từ đó, có thể đưa ra sự thay đổi về liều thuốc hoặc thời gian giữa những lần truyền thuốc để sao cho thuốc giảm đau có hiệu quả nhất.

Người bệnh có thể bấm nút cầm tay bất cứ khi nào cảm thấy khó chịu. Gia đình và người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm bởi máy giảm đau PCA đã được lập trình để ngăn chặn tình trạng sử dụng thuốc quá liều.

Máy bơm PCA giúp người bệnh tự kiểm soát cơn đau

Máy bơm PCA giúp người bệnh tự kiểm soát cơn đau

2. Thuốc được truyền từ máy giảm đau PCA là thuốc gì và có tác dụng như thế nào?

Thuốc được truyền từ máy giảm đau PCA là thuốc nhóm Opiate ví dụ: Morphin. Cơ chế hoạt động của các loại thuốc opiate là ngăn chặn lại những tín hiệu của cơn đau trước khi chúng được truyền tới não. Thường thì trong vòng 10 phút kể từ khi bấm nút, người bệnh sẽ bắt đầu cảm thấy đỡ đau hơn.

Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể được chỉ định sử dụng thêm các loại thuốc giảm đau khác như Paracetamol hay các loại thuốc kháng viêm. Việc kết hợp với những loại thuốc này giúp cho bệnh nhân giảm cơn đau một cách hiệu quả nhất có thể.

3. Bộ tiêm truyền có PCA dùng một lần (xách tay):

Mỗi bệnh nhân sau mổ sẽ được đeo một thiết bị nhỏ gọn có phần mềm điện tử bên trong có túi chứa thuốc giảm đau, các bác sĩ sẽ đặt đường dẫn thuốc vào những vùng cần giảm đau và cài đặt chương trình điều khiển phù hợp cho từng người bệnh.

Đây là phương pháp an toàn, lượng thuốc phù hợp với ngưỡng đau của từng người bệnh, không sợ thiếu hoặc quá liều.

cấu tạo đơn giản bộ tiêm truyền đa dòng

 

4. Cơ chế hoạt động của bộ tiêm truyền đa dòng dùng một lần:

Cơ chế hoạt động của bộ truyền dịch giảm đau dùng một lần hoạt động nhờ sử dụng một quả cầu khí bằng Silicon (nằm bên trong bình/bóng chứa) có tính đàn hồi ổn định, dịch truyền vào được làm căn quả cầu silicon và được đẩy ra theo đường ống truyền nhờ vào sự co lại của ống silicon.

Bóng truyền kiểm soát giảm đau có chức năng PCA được thiết kế có một nút bấm mở - khóa nằm trên đường dây truyền dịch, được gọi là bonus, cơ chế bonus khi được kích hoạt sẽ mở rộng đường truyền dịch và lưu lượng dịch truyền được thay đổi tăng lên thêm một lượng nhất định cho mỗi lần bấm bên cạnh dòng truyền ổn định ban đầu Để ngăn ngừa việc lạm dụng thuốc do kích hoạt cơ chế bolus với số lần vượt quá chỉ định, một nút van khóa được thiết lập bên trong nút bấm có khả năng khóa việc khởi động bonus trong một khoảng thời gian nhất định.

5. Bộ tiêm truyền đa dòng dùng một lần FlexFuser Plus:

thông tin pháp lý

 

Dược phẩm Khang Lâm – thương hiệu phân phối dược phẩm sở hữu hệ thống dịch vụ tư vấn chu đáo cùng chuỗi sản phẩm nhập khẩu độc quyền duy nhất tại Việt Nam – phát triển với sứ mệnh: "Đưa chất lượng Châu Âu đến với sức khỏe Việt”

• Địa chỉ: Số 11, Phố Nhà Thờ, Phường Hàng Trống, Quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội, Việt Nam
• Văn phòng: BT12 Khu Biệt thự liền kề (sau chung cư Thanh Bình), Đường Nguyễn Cảnh Dị, Phường Đại Kim, Quận Hoàng Mai, TP Hà Nội, Việt Nam
• Gmail: duocphamkhanglam@klapharma.com.vn
• Hotline: 0394248989
• Facebook: https://www.facebook.com/DuocphamKhangLam/

Mua hàng tạiShopee 

 



Danh mục bài viết

Bài viết gần đây

25/10/2024
Phòng và trị cảm cúm ngay lúc chớm bệnh sao cho hiệu quả?
Nếu cơ thể bạn biểu hiện một trong các triệu chứng trên trong vòng vài ngày thì có khả năng cao bạn đã mắc cảm cúm. Đừng vội lo lắng nhé, đây chính là lúc bạn cần trang bị cho mình những biện pháp trị bệnh đúng cách.
Phòng và trị cảm cúm ngay lúc chớm bệnh sao cho hiệu quả?
09/10/2024
Phân biệt Đẳng trương và Ưu trương trong các sản phẩm của Tonimer lab
Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa dung dịch đẳng trương và ưu trương trong các sản phẩm của Tonimer Lab, từ đó lựa chọn được sản phẩm phù hợp nhất cho nhu cầu của mình và gia đình.
Phân biệt Đẳng trương và Ưu trương trong các sản phẩm của Tonimer lab
04/10/2024
4 CÁCH GIÚP HỆ MIỄN DỊCH KHỎE MẠNH KHI GIAO MÙA
Thời tiết chuyển mùa khiến nhiều người mắc các bệnh hô hấp như ho, cúm, viêm họng, cảm lạnh và bệnh mạn tính tái phát. Vì vậy, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể mỗi ngày là cách hiệu quả để ngăn ngừa các căn bệnh này.
4 CÁCH GIÚP HỆ MIỄN DỊCH KHỎE MẠNH KHI GIAO MÙA
23/09/2024
Khác nhau giữa Tonimer Lab Monodose 30 và Tonimer Lab Hypertonic 18 (dạng tép nhỏ)
Trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe đường hô hấp, Tonimer Lab cung cấp hai sản phẩm nổi bật: Monodose (hộp 30 tép) và Hypertonic (hộp 18 tép). Mỗi sản phẩm đều có những đặc điểm và công dụng riêng, phù hợp với nhu cầu chăm sóc sức khỏe của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Dưới đây, chúng tôi sẽ phân tích chi tiết về hai sản phẩm này.
Khác nhau giữa Tonimer Lab Monodose 30 và Tonimer Lab Hypertonic 18 (dạng tép nhỏ)
Đăng ký
Nhận thông tin mới nhất
0394248989