Làm gì để tăng sức đề kháng cho trẻ?

15/04/2021
Trong giai đoạn thời tiết giao mùa như hiện nay, nếu sức đề kháng kém, trẻ rất dễ bị vi khuẩn bên ngoài tấn công và gây bệnh…

Sức đề kháng chính là yếu tố chống lại các tác nhân ngoại lai xâm nhập vào cơ thể, làm ảnh hưởng đến sự phát triển, sự sinh tồn của cơ thể. Tác nhân ngoại lai có thể tạm chia thành 2 loại: những yếu tố thuộc môi trường bên ngoài, trong đó có các loài vi sinh vật gây bệnh và yếu tố nội tại bên trong cơ thể (hệ thống thần kinh, hệ nội tiết tố, hệ thống miễn dịch).

Sức đề kháng của trẻ - “lá chắn” bảo vệ cơ thể?

Từ khi còn trong bụng mẹ, bản thân trẻ đã có một sức đề kháng nhất định để chống lại những tác nhân không có lợi, trong đó có kháng thể mẹ truyền cho con qua rau thai, vì vậy, khi mới sinh ra, đứa trẻ đã có sẵn một lượng kháng thể nhất định để chống lại một số tác nhân gây bệnh (nhưng không phải tất cả). Hầu hết các trẻ sơ sinh đều có sức đề kháng này cho nên chúng sống và phát triển một cách tự nhiên.

Tuy vậy, cũng có một số trẻ từ khi mới sinh ra đã ốm yếu, không khỏe mạnh do bản thân người mẹ cũng không có sức đề kháng tốt nên không truyền sang cho con được bao nhiêu. Sức đề kháng của mẹ truyền cho con bao gồm các yếu tố chung về khả năng sống, khả năng chống đỡ với một số tác động của ngoại lai và cả khả năng thích ứng (với thời tiết, khí hậu, vệ sinh môi trường…), đặc biệt là các loại kháng thể chống lại tác nhân gây nhiễm khuẩn (kháng thể chống vi khuẩn, virut, vi nấm) được gọi là sức đề kháng do mẹ cho con.

Hầu hết sức đề kháng của người mẹ truyền cho con chỉ tồn tại trong cơ thể đứa trẻ khoảng 6 tháng, sau đó dần dần biến mất, chỉ còn một số ít tồn tại lâu dài. Khi sức đề kháng của trẻ giảm xuống là thời kỳ trẻ rất dễ mắc bệnh tật, trong đó các bệnh nhiễm khuẩn là đáng lo ngại nhất (bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, lao, sốt xuất huyết…).

Như vậy, sức đề kháng của trẻ một phần do mẹ truyền cho, một phần tự cơ thể trẻ tạo ra để chống lại bệnh tật gọi là miễn dịch chủ động. Ngoài ra, cơ thể trẻ còn có miễn dịch thụ động, tức là nhờ tác động bên ngoài, ví dụ sử dụng vắc-xin để kích thích cơ thể hình thành kháng thể. Vì vậy, sức đề kháng của trẻ càng ngày sẽ được hoàn thiện dần chứ không thể trong ngày một, ngày hai được, vì vậy, để có sức đề kháng của trẻ càng ngày càng tốt thì cần nhiều yếu tố trong đó có vấn đề dinh dưỡng, vấn đề sử dụng các loại vắc-xin phòng chống bệnh nhiễm khuẩn, vấn đề môi trường sống. Tất cả các yếu tố này nhằm nâng cao và hoàn thiện hệ thống miễn dịch, hệ thống nội tiết tố của cơ thể để chống lại tác nhân gây bệnh.

Những biện pháp để nâng sức đề kháng cho trẻ

Sức đề kháng của cơ thể không phải vĩnh viễn mà luôn luôn thay đổi tùy theo hoạt động của cơ thể. Sức đề kháng của cơ thể sẽ suy giảm khi chế độ sinh hoạt không bình thường, đặc biệt là trẻ em. Chúng ta biết rằng khi đứa trẻ còn trong bụng mẹ thì trẻ được bảo vệ hết sức an toàn, môi trường trong lành, yên tĩnh, mọi sự sống của trẻ hoàn toàn phụ thuộc vào người mẹ.

Khi chào đời, trẻ bắt đầu tiếp xúc với một môi trường hoàn toàn xa lạ và đầy thử thách như nhiệt độ, môi trường, khí hậu, tác nhân có hại (bụi, nóng, vi sinh vật gây bệnh…), đồng thời, sau khi rời khỏi mẹ (cắt rốn) thì nguồn kháng thể của mẹ truyền sang bị ngưng  đột ngột trong khi trẻ chưa thể tự tạo ra kháng thể để đáp ứng với các tác nhân gây bệnh đó. Lúc này rất cần thiết sự hỗ trợ kháng thể của người mẹ có trong sữa mẹ và chính sữa mẹ là nguồn kháng thể vô cùng quan trọng cho trẻ sơ sinh và cả những tháng ngày sau đó.

Bên cạnh sữa mẹ là quá trình nuôi dưỡng trẻ phải đảm bảo đủ chất, đủ lượng trong mỗi một bữa ăn để cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng và các loại vitamin cần thiết cho hệ thống miễn dịch hoạt động bình thường. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo rằng để đảm bảo cho trẻ phát triển tốt thì cần cho trẻ ngủ tốt (trẻ 2 tuổi cần ngủ từ 12 – 15 giờ, khi trẻ tăng thêm 1 tuổi thì số giờ trẻ ngủ giảm đi 1 giờ). Cần cho trẻ uống đủ lượng nước mỗi ngày (khoảng 1.500ml, bao gồm nước có trong thực phẩm, hoa quả).

Trong thực đơn hàng ngày, cần cho trẻ ăn nhiều rau và hoa quả chứa nhiều vitamin nhóm B, C (cam, xoài, ổi…). Ngoài ra, cần cho trẻ hoạt động thể lực, không nên để trẻ ngồi một chỗ, nằm lì trong võng hoặc bế ẵm suốt ngày. Với trẻ nhỏ, hàng ngày, lúc sáng sớm vừa có ánh nắng mặt trời và buổi xế chiều, nên cho trẻ tiếp xúc với ánh nắng mỗi ngày khoảng 15 phút. Vấn đề tạo kháng thể thụ động để chống lại các tác nhân nhiễm khuẩn cũng hết sức quan trọng, đó là tiêm vắc-xin theo Chương trình tiêm chủng mở rộng của Quốc gia cho trẻ.

Ngoài ngoài những biện pháp ở trên, Dược phẩm Khang Lâm xin giới thiệu tới Quý khách hàng sản phẩm thuốc APIGLUKAN DROP BABY giúp tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ tăng cường sức khỏe.

Để mua thuốc APIGLUKAN DROP BABY, bạn có thể truy cập vào website Klapharma.com.vn hoặc liên hệ ngay tới chúng tôi được tư vấn miễn phí nhanh nhất:

HOẶC GỌI NGAY: TƯ VẤN + BÁO GIÁ MIỄN PHÍ

 



Danh mục bài viết

Bài viết gần đây

26/07/2024
Bọt rửa mặt tẩy tế bào chết nhẹ nhàng enzyme đu đủ - ALOEM FOAM
Trong nhịp sống bận rộn ngày nay, chăm sóc da đã trở thành một phần không thể thiếu để duy trì vẻ đẹp và sức khỏe của làn da. Một trong những bước quan trọng trong quy trình này chính là tẩy tế bào chết đúng cách. Aloem Acne Skin Foam mang đến cho bạn giải pháp lý tưởng với thành phần enzyme Papain từ chiết xuất đu đủ, giúp tẩy tế bào chết nhẹ nhàng và hiệu quả.
Bọt rửa mặt tẩy tế bào chết nhẹ nhàng enzyme đu đủ - ALOEM FOAM
10/07/2024
Siro Bổ Phế Pharbaco: Giải Pháp Hỗ Trợ Giảm Ho, Giảm Đờm, Dịu Họng
Chúng tôi hân hạnh giới thiệu sản phẩm mới từ Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương I - Pharbaco: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe SIRO BỔ PHẾ PHARBACO. Đây là một sản phẩm tuyệt vời giúp hỗ trợ giảm ho, giảm đờm và làm dịu các triệu chứng đau họng, khản tiếng do viêm họng và viêm phế quản. Với sự kết hợp của các thành phần thảo dược thiên nhiên và công nghệ sản xuất hiện đại, Siro Bổ Phế Pharbaco cam kết mang lại hiệu quả và an toàn cho sức khỏe của bạn và gia đình.
Siro Bổ Phế Pharbaco: Giải Pháp Hỗ Trợ Giảm Ho, Giảm Đờm, Dịu Họng
10/05/2024
Tăng tiểu cầu bằng cách tự nhiên như thế nào?
Bài viết này thảo luận về cách tăng cầu của bạn. Bao gồm nguyên nhân gây ra tình trạng tiểu cầu thấp và giải thích cách một số chất dinh dưỡng có thể giúp tăng số lượng tiểu cầu trong máu của bạn.
Tăng tiểu cầu bằng cách tự nhiên như thế nào?
08/05/2024
Số lượng tiểu cầu thấp (Giảm tiểu cầu) trong quá trình điều trị ung thư
Triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và đối phó?
Số lượng tiểu cầu thấp (Giảm tiểu cầu) trong quá trình điều trị ung thư
Đăng ký
Nhận thông tin mới nhất
0394248989