Nguyên nhân gây giảm tiểu cầu và cách phòng ngừa

05/04/2021
Tiểu cầu là thành phần giúp cho máu đông phải không, nghe nói giảm là sẽ gây chảy máu, vậy lý do gì chúng ta bị giảm tiểu cầu? Và cách phòng ngừa.

Chúng ta biết tiểu cầu là thành phần của máu giúp tạo thành cục máu đông để làm ngưng chảy máu (khi mạch máu bị tổn thương), nếu thiếu tiểu cầu sẽ gây ra tình trạng không hình thành cục máu đông được.

Nguyên nhân gây giảm tiểu cầu

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng giảm tiểu cầu. Đối với chứng bệnh giảm tiểu cầu do miễn dịch thì đây là một trong những nguyên nhân gây giảm tiểu cầu hay gặp nhất và thường không có triệu chứng nào khác.

Bệnh này còn có một tên gọi khác trước đây là xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn. Dù không biết nguyên do gây giảm tiểu cầu do miễn dịch nhưng người ta ghi nhận sự hoạt động không đúng của hệ miễn dịch (hệ thống phòng thủ bệnh tật chính của cơ thể).

Kháng thể được tạo ra để tấn công các yếu tố ngoại lai thì nay nó tấn công phá hủy tiểu cầu của cơ thể. Có một số lý do khác khiến cho tiểu cầu bị giảm: nhiễm trùng như nhiễm virút (thủy đậu, parvo, viêm gan C, Epstein-Barr, HIV), nhiễm khuẩn máu nặng, nhiễm Helicobacter pylori (đường tiêu hóa).

Thuốc: do tác dụng phụ của thuốc (thuốc tim mạch, thuốc chống động kinh, kháng sinh), thuốc kháng đông máu heparin, hóa trị liệu; do điều trị: phẫu thuật bắc cầu tim, xạ trị trong điều trị các bệnh tủy xương; các tình trạng bệnh lý: ung thư máu (ung thư bạch cầu hoặc ung thư hạch lympho), các bệnh lý ảnh hưởng tủy xương (ngộ độc rượu), thiếu vitamin B12 hoặc vitamin B9, phụ nữ có thai (khoảng 5% phụ nữ khỏe mạnh mang thai thì bị giảm tiểu cầu nhưng sau sinh thì bình thường và không có triệu chứng gì), chứng lách to, cơ thể dùng quá nhiều tiểu cầu nên không đủ (trong các bệnh tự miễn dịch như viêm khớp dạng thấp hoặc lupus ban đỏ hệ thống), bệnh lý hiếm khác như hội chứng tán huyết do urê hoặc ban xuất huyết rãi rác.

Nói chung việc xác định chính xác nguyên nhân nào gây giảm tiểu cầu là không dễ dàng, phải được xem xét bởi chuyên gia huyết học cùng với các xét nghiệm chuyên biệt.

Cách phòng ngừa bệnh giảm tiểu cầu

Các bạn cũng có thể dùng Siro cao chiết xuất Đu Đủ (BOPLATE SYRUP) của Công ty Dược phẩm Khang Lâm.

Với Siro cao chiết xuất Đu Đủ:sẽ hỗ trợ hạn chế nguy cơ giảm tiểu cầu. Bạn có thể truy cập vào website Klapharma.com.vn hoặc liên hệ ngay tới chúng tôi được tư vấn miễn phí nhanh nhất:

HOẶC GỌI NGAY: TƯ VẤN + BÁO GIÁ MIỄN PHÍ

 

 



Danh mục bài viết

Bài viết gần đây

25/10/2024
Phòng và trị cảm cúm ngay lúc chớm bệnh sao cho hiệu quả?
Nếu cơ thể bạn biểu hiện một trong các triệu chứng trên trong vòng vài ngày thì có khả năng cao bạn đã mắc cảm cúm. Đừng vội lo lắng nhé, đây chính là lúc bạn cần trang bị cho mình những biện pháp trị bệnh đúng cách.
Phòng và trị cảm cúm ngay lúc chớm bệnh sao cho hiệu quả?
09/10/2024
Phân biệt Đẳng trương và Ưu trương trong các sản phẩm của Tonimer lab
Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa dung dịch đẳng trương và ưu trương trong các sản phẩm của Tonimer Lab, từ đó lựa chọn được sản phẩm phù hợp nhất cho nhu cầu của mình và gia đình.
Phân biệt Đẳng trương và Ưu trương trong các sản phẩm của Tonimer lab
04/10/2024
4 CÁCH GIÚP HỆ MIỄN DỊCH KHỎE MẠNH KHI GIAO MÙA
Thời tiết chuyển mùa khiến nhiều người mắc các bệnh hô hấp như ho, cúm, viêm họng, cảm lạnh và bệnh mạn tính tái phát. Vì vậy, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể mỗi ngày là cách hiệu quả để ngăn ngừa các căn bệnh này.
4 CÁCH GIÚP HỆ MIỄN DỊCH KHỎE MẠNH KHI GIAO MÙA
23/09/2024
Khác nhau giữa Tonimer Lab Monodose 30 và Tonimer Lab Hypertonic 18 (dạng tép nhỏ)
Trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe đường hô hấp, Tonimer Lab cung cấp hai sản phẩm nổi bật: Monodose (hộp 30 tép) và Hypertonic (hộp 18 tép). Mỗi sản phẩm đều có những đặc điểm và công dụng riêng, phù hợp với nhu cầu chăm sóc sức khỏe của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Dưới đây, chúng tôi sẽ phân tích chi tiết về hai sản phẩm này.
Khác nhau giữa Tonimer Lab Monodose 30 và Tonimer Lab Hypertonic 18 (dạng tép nhỏ)
Đăng ký
Nhận thông tin mới nhất
0394248989